Thành phố miền núi có hơn 13.000 cầu đan xen chồng lên nhau, có thể đi thang cuốn dài như toà nhà 30 tầng xuống sâu dưới lòng đất: Phải dùng hàng loạt công nghệ để điều tiết giao thông

Một thành phố miền núi có hơn 13.000 cầu đan xen chồng lên nhau, có thể đi trong thang cuốn dài như toà nhà 30 tầng xuống sâu dưới lòng đất.

Thành phố miền núi có hơn 13.000 cầu đan xen chồng lên nhau, có thể đi thang cuốn dài như toà nhà 30 tầng xuống sâu dưới lòng đất: Phải dùng hàng loạt công nghệ để điều tiết giao thông- Ảnh 1.

Trải dài 82.300 km2 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trùng Khánh là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương, cũng là trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Quả thật vậy, nơi đây tập trung rất nhiều nhà máy bề thế, có tầm quan trọng chiến lược với sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc, lọt vào nhiều bảng xếp hạng như một trong những trung tâm sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, nhóm các khu vực phát triển nhanh nhất Trung Quốc, khu vực sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh… Đô thị trẻ Trùng Khánh ngày càng tiến xa, hiện đại và đồng bộ đứng thứ 5 trong top thành phố giàu nhất Trung Quốc.

Cũng chính vì mức độ đô thị hóa, nên ngày càng có nhiều các chung cư cao cấp được xây dựng ở các vùng ven đô, hàng loạt cao ốc chọc trời mọc lên san sát nhau dọc hai bên bờ sông Trường Giang để phục vụ nhu cầu của hơn 30 triệu dân Trùng Khánh. Đến nỗi, nếu nhìn từ xa, bạn sẽ thấy Trùng Khánh giống như một Dubai đầy thời thượng chói lòa.

Hệ thống nhà cửa được quy hoạch đó cũng sẽ tạo cho bạn một cái nhìn “đa cấp”, “mỳ ăn liền” khi mới bước chân đến đây. Ở đâu mà nhà cửa cứ y hệt nhau, các khu cao ốc thì chỉ chênh nhau mỗi chiều cao, chúng vừa vặn đến nỗi nhìn bằng mắt thường chúng như một đống bản vẽ loằng ngoằng của các kiến trúc sư mơ mộng về một thế giới mới. 

Giống như một sự xâu chuỗi, những con đường tại Trùng Khánh rẽ nhánh ở khắp mọi nơi, hơn 13.000 cây cầu chồng chéo lên nhau và ga tàu điện ngầm 94m dưới lòng đất.

Trong đó, hệ thống giao lộ Hoàng Giác Loan đặc biệt gây chú ý bởi mức độ hoành tráng, phức tạp của nó. Được mệnh danh là “giao lộ phức tạp nhất Trùng Khánh”, toàn bộ nút giao thông bao gồm 15 đường dốc và 20 làn đường mở rộng theo tám hướng có chiều dài khoảng 16,4km tại nút giao. Làn đường cao nhất được xây dựng ở độ cao tương đương với tòa nhà 12 tầng.

Thành phố miền núi có hơn 13.000 cầu đan xen chồng lên nhau, có thể đi thang cuốn dài như toà nhà 30 tầng xuống sâu dưới lòng đất: Phải dùng hàng loạt công nghệ để điều tiết giao thông- Ảnh 2.

Hệ thống giao lộ mất đến 8 năm để hoàn thành trước khi được thông xe vào năm 2018.

Khi mới đi vào hoạt động, nút giao thông này chính là nỗi ám ảnh của các tài xế. Những cây cầu vượt cao cả trăm mét, uốn lượn, thoạt nhìn chẳng khác nào các trò chơi tàu lượn trên cao nhưng cái khác là xe cộ đi chậm. Nhiều trang mạng cũng cảnh báo du khách khi đến đây dễ lạc đường và cẩn trọng khi đi trên những cây cầu như thế này.

Cầu vượt tại thành phố này có ít nhất 3 đến 4 tầng đường, mỗi con đường đều dẫn đến các địa điểm khác nhau. “Dù có sử dụng các ứng dụng công nghệ tìm đường hiện đại như Google Maps hay guide maps thì bạn vẫn chẳng thể biết mình đang ở đâu trong thành phố “đa cấp” này. Đây chính là lời kể lại của Kai Liu, một cư dân Trùng Khánh khi giới thiệu về thành phố của mình trên mạng xã hội.

Anh chia sẻ: “Khi đi vào một tòa nhà, có thể bên này là tầng thượng nhưng mặt kia đi ra là tầng 1 của tòa nhà khác, 1 chung cư nhưng lại có 4 lối đi ra 4 đường khác nhau; còn có những bãi đỗ xe nằm ở tầng 5,6 là chuyện bình thường”. Đặc biệt, ở Trùng Khánh, ga tàu Liziba của tuyến đường sắt số 2 còn đi xuyên qua các tòa nhà, khe núi.

Ma trận đường phố ở Trùng Khánh. Nguồn: Weibo Việt Nam

Quanh năm, thành phố được bao phủ bởi hai thứ: sương mù và những cây cầu. Một con số khó tin nổi là khoảng 4000 cây cầu lớn nhỏ, trong đó có 24 cây cầu kết nối các đô thị hai bên bờ sông tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế.

Là thành phố đông dân nhất và cũng lớn nhất tại Trung Quốc, thành phố buộc phải đưa ra các thiết kế hạ tầng và giao thông khác biệt do quỹ đất hạn hẹp, đồi núi bao quanh. Danh tiếng “ma trận” của thành phố này đã xuất hiện từ thế kỷ 19 và hiện tại nó còn được người dân đặt tên là “thành phố ảo mộng 8D”.

Bên cạnh đó, các tòa nhà tại Trùng Khánh vô cùng cao, vậy nên hệ thống thang máy và thang cuốn tại đây cũng có độ dài cực kỳ lớn. Điển hình như thang cuốn tại Hoàng Quan - Trùng Khánh. Đây là thang cuốn dài nhất Trung Quốc và đứng thứ nhì châu Á với độ dài 112m, tương đương một tòa nhà 31 tầng. 

Mỗi ngày có khoảng 6.700 lượt người qua lại, khi đi phải mua vé với giá 2 nhân dân tệ (gần 7.000 đồng Việt Nam) cho 1 lượt lên hoặc xuống. Chiếc thang này là một minh chứng cho cách mà Trùng Khánh thích nghi với cuộc sống trên núi.

Về hệ thống giao thông, thành phố đã kết hợp điều hướng phương tiện bằng máy bay không người lái và vệ tinh cùng các phương pháp giám sát khác nhằm cải thiện mạng lưới giám sát chất lượng giao thông. 

Đồng thời, Trùng Khánh sử dụng internet vạn vật, big data, trí tuệ nhân tạo (AI) và nhận diện gương mặt và điều tiết giao thông, xác định tài xế vi phạm cùng hàng loạt công nghệ khác nhằm giám sát, theo dõi và bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.

Nếu không có những ứng dụng công nghệ này, Trùng Khánh khó có thể đảm bảo được các công trình giao thông có thể hoạt động trơn tru bởi hệ thống giao thông tại đây vô cùng phức tạp. 

Trùng Khánh, Trung Quốc đang cố gắng đến cuối năm 2025, hiệu quả dịch vụ mạng, năng lực kỹ thuật và phạm vi phủ sóng của cơ sở hạ tầng của các phương tiện được kết nối mạng thông minh đạt mức hàng đầu khu vực.