Hơn 70 năm qua, nền kinh tế tiêu thụ đã xây dựng cho mọi người phong cách sống không phù hợp với nguồn tài nguyên có hạn của trái đất. Giờ đây, đứng trước những thách thức của biến đổi khí hậu, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi sang hướng phát triển một cách bền vững hơn, trong đó có cả việc thay đổi mô hình kinh doanh để tương thích với thói quen tiêu dùng mới.
Để giải quyết khó khăn này, tại buổi tọa đàm trong khuôn khổ sự kiện MMA Innovate 2023, Golden Communication Group đã cùng các chuyên gia mang đến chủ đề thú vị: "Tái định nghĩa mối quan hệ giữa Phát triển bền vững và Lợi ích kinh tế" nhân kỷ niệm 25 năm thành lập của tập đoàn.
Ưu tiên phát triển bền vững
Quan điểm "phát triển bền vững không đi cùng với lợi ích kinh tế" đang níu chân nhiều doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi xanh.
Insee là một trong những tập đoàn lớn đang áp dụng mục tiêu bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp
Trao đổi về góc nhìn này, anh Đào Nguyên Khánh – Trưởng Bộ Phận Truyền thông doanh nghiệp và phát triển bền vững, tập đoàn INSEE cho biết: "Trên thực tế, quá trình chuyển đổi xanh có nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong việc thay đổi chuỗi vận hành và cần nhiều vốn đầu tư ban đầu. Nhưng nếu xét trên phương diện lâu dài, đây là một bước ngoặc mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đều phải vượt qua".
Cải tiến triệt để
Quá trình chuyển đổi xanh yêu cầu sự thay đổi đồng nhất giữa các bộ phận để đảm bảo hệ thống quản lý doanh nghiệp được vận hành hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt động đổi mới sáng tạo liên quan đến bền vững cần được triển khai có chiến lược và được dẫn dắt bởi truyền thông, chứ không chỉ bám vào các cơ hội.
Thời gian qua, không ít doanh nghiệp vướng bẫy "greenwashing" (cam kết không đi cùng với hành động) khi truyền thông, dẫn đến một loạt làn sóng tẩy chay, điều này dẫn đến việc doanh nghiệp sợ phải nói về sự bền vững – hiện tượng "greenhushing".
89% người cho rằng mọi thứ vẫn ổn nếu doanh nghiệp chưa giải quyết được vấn đề (Theo Kantar 2023 Report)
Để giải quyết vấn đề này, chị Hoàng Trang, Giám đốc công ty truyền thông Golden PR nhấn mạnh: "Minh bạch sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các hoạt động truyền thông. Bởi nó giúp người tiêu dùng thấy rõ sự chân thành - một trong những nhân tố họ luôn đánh giá cao ở doanh nghiệp".
Các mối quan hệ chiến lược
Các mục tiêu bền vững sẽ không thể đạt được nếu không có sự phối hợp của chính phủ, đối tác, nhân viên, nhà đầu tư và người tiêu dùng. Bởi đây không chỉ là câu chuyện của riêng doanh nghiệp hay lợi ích của người tiêu dùng mà cần được đặt vào chuỗi giá trị chung. Vì vậy, bên cạnh việc lập kế hoạch rõ ràng, doanh nghiệp cần có chiến lược truyền thông hiệu quả giúp các bên liên quan có được góc nhìn chung để cùng nhau hành động.
Với kinh nghiệm làm truyền thông cho doanh nghiệp hơn 10 năm qua tại Việt Nam, chị Hoàng Trang cho biết: "Phần lớn nhân viên, khách hàng, đối tác của doanh nghiệp đang xem ESG là khái niệm mang tính vĩ mô và không có sự kiên kết với cá nhân. Điều này cho thấy các thông điệp truyền thông cần được truyền tải đến các bên liên quan một cách rõ ràng và gần gũi hơn nữa".
Biến sáng tạo thành hành động
Chuyển đổi xanh chỉ thật sự mang đến lợi ích khi tạo ra những hành động cụ thể. "Các chiến dịch truyền thông cần mang đến cơ hội cho người tiêu dùng chung tay với doanh nghiệp, và hướng tới bình thường hóa lối sống bền vững cho cộng đồng", chị Hoàng Trang cho biết.
Đó cũng là cách Golden PR đã áp dụng trong chiến dịch "Xả một lần cùng Comfort". Từ ý tưởng "Comfort một lần xả", Golden PR cùng nhãn hàng đã tạo ra chiến dịch cộng đồng với mục tiêu hỗ trợ nguồn tài nguyên nước sạch bền vững.
Chiến dịch "Xả 1 lần cùng Comfort" đã lưu trữ được 200,000m3 nước
Với sự tham gia và chung tay của các bộ ban ngành, các hiệp hội và người tiêu dùng, chiến dịch đã góp phần thay đổi thói quen giặt xả với hơn 25,000 cam kết chỉ xả một lần giặt.
Định nghĩa lại giá trị
Đã đến lúc các doanh nghiệp cần tập trung định nghĩa lại các khái niệm về sự thành công. Ở góc độ của một tổ chức NGO, chị Hương Giang – Giám đốc phát triển Operation Smile Việt Nam cho biết: "Việc đầu tư vào những yếu tố bền vững không những mang lại giá trị về mặt thương hiệu ở thời điểm hiện tại, mà còn giúp doanh nghiệp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài".
Quan điểm của doanh nghiệp về các hoạt động xã hội cũng cần được xem xét dưới góc nhìn toàn diện và tích cực hơn.
Cùng quan điểm, anh Khánh nhấn mạnh: "Đi cùng với những cam kết của chính phủ về vấn đề môi trường, các chính sách và điều khoản chế tài cũng được áp dụng. Nhiều chủ doanh nghiệp sẽ phải suy nghĩ lại về định nghĩa của sự thành công khi các khoản nộp phạt có thể chiếm phần lớn doanh thu của doanh nghiệp".
Câu chuyện bền vững ở Việt Nam đang bước vào một hành trình mới với những cơ hội và thách thức mang tính toàn cầu. Các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tiếp cận và triển khai các hoạt động bền vững để có thể vừa phát triển kinh tế, vừa hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Là một trong những công ty truyền thông hàng đầu Việt Nam, Golden PR hiểu rõ vai trò của mình trong việc chung tay với doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lớn lao này, để tìm hiểu thêm thông tin các dịch vụ vui lòng liên hệ pr@goldenadgroup.vn.