Lão nông U90 sống trong ngôi nhà cũ đổ nát nhưng có số dư tài khoản 10 tỷ đồng, cảnh sát điều tra phát hiện vụ lừa đảo 112 tỷ đồng trót lọt suốt 5 năm

Thủ đoạn lừa đảo nhắm vào người lớn tuổi bị phanh phui.

Lão nông U90 sống trong ngôi nhà cũ đổ nát nhưng có số dư tài khoản 10 tỷ đồng, cảnh sát điều tra phát hiện vụ lừa đảo 112 tỷ đồng trót lọt suốt 5 năm- Ảnh 1.

Vào năm 2015, Văn phòng Cảnh sát Chiết Giang (Trung Quốc) lần lượt nhận được trình báo của nhiều người, hoàn cảnh của các vụ án cũng tương tự nhau. Một số người thấy người nhà của họ mất hàng trăm nghìn NDT, đối với một số người, con số lên tới hàng triệu NDT.

Nhiều trường hợp các cụ tự tay chuyển tiền mà gia đình không hề hay biết, và tất cả các cụ đều tự nguyện làm, nên điều này càng khó tin hơn! Hơn nữa, hiện tượng này kéo dài rất lâu và nhiều người đã bắt đầu chuyển tiền tới một tài khoản từ 5 năm trước. Cảnh sát nhận ra rằng có rất nhiều liên quan đằng sau vụ án này.

Căn cứ vào số thẻ ngân hàng do gia đình cung cấp, cảnh sát phát hiện số tiền này được chuyển đến một người là Lão Hách, một nông dân 86 tuổi đến từ một ngôi làng hẻo lánh ở Chiết Giang (Trung Quốc).

Cảnh sát lập tức đến nhà Lão Hách và vô cùng bất ngờ, nhìn những ngôi nhà đổ nát trước mắt và không ngờ người này có số dư tài khoản lên tới 3 triệu NDT (khoảng 10,5 tỷ đồng). Qua trao đổi với Lão Hách, cảnh sát được biết bản thân Lão Hách đã đầu tư hơn 3 triệu NDT vào một "Hiệp hội hoa mận" – chuyên săn tìm kho báu.

Sau khi tính toán, cảnh sát phát hiện toàn bộ số tiền người người lớn tuổi khác chuyển vào tài khoản của Lão Hách lên tới 32 triệu NDT (khoảng 112 tỷ đồng). Hơn 32 triệu NDT là một con số khổng lồ đối với những người nông dân bình thường, ước tính gần bằng thu nhập của một gia đình trong hơn 1.200 năm qua.

Bị cảnh sát thẩm vấn, cuối cùng Lão Hách đã nói: "toàn bộ số tiền này là của một tổ chức hoạt động đầu tư online. Tài khoản ngân hàng của tôi chỉ là điểm trung chuyển."

Cảnh sát cảm thấy có chút kỳ lạ, tiếp tục hỏi: "Tổ chức nào? Hoạt động như thế nào?"Ông chậm rãi thú nhận mọi chuyện: "Tổ chức này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực săn tìm kho báu. Thành viên nộp tiền để trở thành thành viên, và sau khi tìm được kho báu, họ sẽ trả lại tiền gốc và tiền lãi cho các thành viên. Đây có thể được coi là hoạt động đầu tư online."

Sau khi nghe ông giải thích, cảnh sát ngay lập tức nhận ra đây là một trò lừa đảo và giải thích với ông: "Đây là một trò lừa đảo, được thiết kế đặc biệt để lừa gạt những người già sống một mình. Thực chất là nhằm mục đích lừa gạt hội phí của các thành viên. Ông lão không tin những gì cảnh sát nói và ngay lập tức phản biện: "Làm sao có thể là giả được? Tôi đã đầu tư và thu về số tiền lớn."

Sau khi điều tra, cảnh sát nhận thấy rằng số tiền mà băng đảng lừa được đã được chuyển cho Lão Hách, họ muốn nhờ ông lão giữ hộ, khi đến một thời điểm nhất định, họ sẽ rút toàn bộ số tiền này đi. Khi đó, rất nhiều người và cả ông lão sẽ trở thành nạn nhân của lừa đảo đầu tư online. Vì cảnh sát đã truy vết được sớm nên vụ lừa đảo đã bị bại lộ.

Cuối cùng, Lão Hách bị đưa về đồn cảnh sát và đường dây lừa đảo người đã bị tóm gọn. Đồng thời, bản thân Lão Hách cũng không có ý định phạm tội lừa đảo, ông cũng chỉ là một nạn nhân và vô tình bị cảnh sát phát hiện.

Qua trường hợp này, cảnh sát khuyến cáo, mọi người tuyệt đối không tham gia đầu tư vào các trang web đầu tư tài chính khi chưa tìm hiểu kỹ về phía chủ quản hoặc công ty quản trị trang, cũng như không tham gia các trang kêu gọi đầu tư online.

Nếu tham gia đầu tư, người đầu tư sẽ đứng trước rủi ro rất lớn, có thể bị chiếm đoạt, mất toàn bộ tiền đầu tư. Mọi người có thể tìm hiểu về các app, dịch vụ, sản phẩm đầu tư của các công ty quản lý quỹ được cấp phép tại website của các công ty quản lý quỹ.

Khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, mọi người cần đến Cơ quan công an trình báo để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Người dân cần phải hết sức cảnh giác và thận trọng trước các lời mời về đầu tư tài chính trên các mạng xã hội, website,... để tránh trở thành "miếng mồi ngon" cho những kẻ lừa đảo.