Cùng đoạn đường 350km, Trung Quốc chỉ mất 1h, Mỹ mất hơn 1,5h di chuyển khiến Giáo sư Mỹ thừa nhận: Công nghệ Trung Quốc quá đỉnh, Mỹ chưa thể làm được!

Công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc khiền nhiều nước trên thế giới kinh ngạc.

Cùng đoạn đường 350km, Trung Quốc chỉ mất 1h, Mỹ mất hơn 1,5h di chuyển khiến Giáo sư Mỹ thừa nhận: Công nghệ Trung Quốc quá đỉnh, Mỹ chưa thể làm được!- Ảnh 1.

Theo WSJ, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc có tổng chiều dài khoảng 37.900 km, gấp 8 lần khoảng cách giữa New York và Los Angeles, trong khi Bắc Kinh dự kiến tiếp tục mở rộng thêm 30% cho tới năm 2025.

Trong đó, tàu cao tốc nối liền Thượng Hải và Hàng Châu dài khoảng 350km có thể đạt tốc độ tối đa 346 km/h, giúp hành khách chỉ mất khoảng 65 phút để di chuyển giữa hai thành phố. Trong khi đó, người Mỹ phải mất hơn 1,5 tiếng để đi quãng đường dài tương đương từ Wilmington, bang Delaware tới thủ đô Washington bằng tàu Amtrak.

Cơn sốt xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến nhiều người phải kinh ngạc. Ngay cả những người Mỹ cũng tỏ ra kinh ngạc về khả năng xây dựng cầu, đường sắt và những công trình cơ sở hạ tầng đồ sộ khác, thậm chí được xem như kỳ công kỹ thuật của Trung Quốc.

Thomas J. Campanella, Giáo sư về quy hoạch đô thị tại Đại học Cornell và từng sống ở phía đông Trung Quốc, nói: "Công nghệ Trung Quốc thật sự khiến nhiều nước phải ghen tị. Người Trung Quốc dường như có thể làm được điều Mỹ chưa làm được".

Về công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc, Wang Peixiong, kỹ sư trưởng của Tập đoàn cục điện khí hóa xây dựng đường sắt Trung Quốc cho biết, phương pháp xây dựng tự động được sử dụng trong các công trình đường sắt cao chất lượng cao.

Trong đó, việc triển khai robot xây dựng đường sắt điện khí hóa trên cao ở quy mô lớn là một cột mốc quan trọng trong ngành công nghiệp, chứng minh máy móc có thể đảm nhiệm phần lớn công việc tốn sức lao động, bao gồm xây dựng đường sắt cao tốc.

Gần đây, robot của Trung Quốc đã có thể xây dựng cấu trúc điện khí hóa trên cao dành cho tuyến đường sắt cao tốc, công việc này từng được cho là quá phức tạp đối với máy móc.

Để giải quyết các vấn đề phát sinh, các kỹ sư đường sắt phát triển công nghệ xây dựng tự động, sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu kỹ thuật số và hệ thống thông minh để lưu trữ, lắp ráp sẵn, vận chuyển và xây dựng.

Cảm biến tự động thu thập dữ liệu thời gian thực từ công trường xây dựng, sau đó gửi tới nhà kho thông minh, nơi hệ thống lưu trữ và thu thập tự động xác định và đưa vật liệu cần thiết tới nhà máy để lắp ráp khung trụ, cần lấy điện, thanh treo và nhiều bộ phận khác, sau đó nâng và đặt chúng vào vị trí thích hợp.

Hơn nữa, các tuyến đường sắt cao tốc của Trung Quốc được tích hợp nhiều công nghệ thông minh khác nhau, bao gồm điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, hệ thống thông tin địa lý GIS, mô hình thông tin số (BIM), hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu, để thiết lập một chuẩn mực mới cho công trình xây dựng đường sắt cao tốc.