Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, món hàng này của Việt Nam được cả thế giới săn lùng: thu về hàng trăm triệu USD, là "cứu tinh" cho nhiều nước châu Á

Mặt hàng của Việt Nam đang được Nhật Bản, Phillipines đẩy mạnh nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 172.985 tấn phân bón các loại, tương đương 64,26 triệu USD, giá 371,5 USD/tấn, tăng mạnh 77,8% về khối lượng, tăng 55,2% kim ngạch nhưng giảm 12,7% về giá so với tháng 5/2024. So với tháng 6/2023 cũng tăng 60,7% về lượng, tăng 37,6% kim ngạch nhưng giảm 14,1% về giá.

Tính chung 2 quý đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 903.095 tấn phân bón các loại, tương đương 362,09 triệu USD, giá trung bình 400,9 USD/tấn, tăng 12,8% về khối lượng, tăng 7,8% về kim ngạch nhưng giảm 4,4% về giá so với cùng kỳ năm 2023.

Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, món hàng này của Việt Nam được cả thế giới săn lùng: thu về hàng trăm triệu USD, là

Campuchia tiếp tục là khách hàng mua nhiều phân bón của Việt Nam nhất trong 2 quý đầu năm, chiếm 27,7% trong tổng khối lượng và chiếm 28,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 250.019 tấn, tương đương 102,23 triệu USD, giá trung bình 408,9 USD/tấn, giảm 14% về lượng, giảm 16,5% kim ngạch và giá giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Riêng tháng 6/2024 xuất khẩu sang thị trường này đạt 61.227 tấn, tương đương 25,75 triệu USD, giá trung bình 420,6 USD/tấn, tăng 43% về lượng, tăng 50,7% kim ngạch, giá tăng 5,4% so với tháng 5/2024.

Thị trường Hàn Quốc đứng thứ 2, đạt 95.667 tấn, tương đương trên 39,53 triệu USD, giá trung bình 413,2 USD/tấn, tăng 98,9% về lượng, tăng 122,8% kim ngạch và tăng 12% về giá, chiếm gần 11% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 60.295 tấn, tương đương 21,61 triệu USD, giá trung bình 358,4 USD/tấn, tăng 23,5% về lượng, tăng 34,5% kim ngạch và giá tăng 8,9%, chiếm 6,7% trong tổng khối lượng và chiếm 6% trong tổng kim ngạch.

Ngoài 3 thị trường chính, các thị trường khác cũng đang tăng mạnh nhập khẩu phân bón của Việt Nam, có thể kể đến như Phillipines, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) với mức tăng trưởng lên tới 3 chữ số.

Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, món hàng này của Việt Nam được cả thế giới săn lùng: thu về hàng trăm triệu USD, là

Trung Quốc là nước xuất khẩu phốt phát lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp urê chính, nhưng kể từ năm 2021, nước này đã áp dụng các biện pháp bao gồm cấp hạn ngạch xuất khẩu và yêu cầu kiểm tra kéo dài đối với thành phần phân bón để hạ giá trong nước. Đến tháng 9/2023, chính phủ tiếp tục yêu cầu một số nhà sản xuất urê hàng đầu của nước này tạm ngừng xuất khẩu.

Dự kiến thị trường phân ure thế giới sẽ sôi động hơn từ nửa sau năm 2024 khi các nhà tiêu thụ lớn gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và châu Âu đồng loạt quay trở lại đấu thầu để đảm bảo nguồn cung phân bón cho giai đoạn cao điểm gieo hạt vụ Hè -Thu sắp tới.

Nhu cầu nhập khẩu urê tại châu Âu đang có sự cải thiện, nhưng điều này chủ yếu giới hạn ở các giao dịch kỳ hạn tháng 7 và tháng 8, với giá ở mức thấp hơn mức dự kiến. Trong khi đó, hàng xuất khẩu của Trung Quốc có thể quay trở lại, khi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn có triển vọng tăng từ tháng 7 trở đi.

Trong quý I/2024, nhiều doanh nghiệp phân bón trong nước đã đồng loạt đón tin vui, khi tình hình kết quả kinh doanh khởi sắc. Các công ty chứng khoán cũng kỳ vọng vào sự phục hồi của ngành phân bón trong năm 2024.

Các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) dự đoán, năm 2024 sẽ là năm các doanh nghiệp trong ngành phân bón, hóa chất có sự bứt phá mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Giá phân ure đã tăng 11% trong quý I và có thể tiếp tục tăng trong các tháng tiếp theo.