‘Cơn ác mộng’ của các công ty thịt nhân tạo: Tính sản xuất 20.000kg thịt/năm nhưng mỗi tháng chỉ bán được 4 lạng, sử dụng loại tế bào có thể gây ung thư

Đại diện công ty thịt nuôi cấy ngụy biện rằng “sự đổi mới hiếm khi diễn ra theo một đường thẳng và liên tục”.

Mười năm trước, tại một sự kiện ở London, các nhà nghiên cứu chia nhau thử miếng

Thông thường, các công ty thịt nuôi cấy nhận thức rõ những thách thức về mặt kỹ thuật cũng như chi phí khi gia nhập ngành. Chính vì vậy, họ quyết định phát triển các giống lai làm từ thịt dựa trên tế bào, sau đó cho thêm chất độn làm từ thực vật.

TIN LIÊN QUAN

Tuy nhiên, phỏng vấn với những người đồng ngành cho thấy, rõ rằng, ngành công nghiệp thịt nuôi cấy vẫn đang lo lắng về rủi ro tế bào bất tử. Cơn ác mộng này đã trở thành chủ đề lặp đi lặp lại của những người trong cuộc.

“Đó là điều xảy ra khá thường xuyên,” Kimberly Ong, chuyên gia tư vấn tại công ty an toàn công nghệ sinh học Vireo Advisors LLC, cho biết trong một bài phát biểu tại Brooklyn. Một số công ty khởi nghiệp thậm chí đã phải tránh sử dụng hoàn toàn các tế bào bất tử dù điều này khiến họ mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn.

Các công ty thịt nuôi cấy vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể sản xuất hàng loạt với giá cả phải chăng. Nếu vượt qua được những rào cản trên trong một hoặc hai thập kỷ tới, họ sẽ có thể tái tạo lại ngành kinh doanh thịt trị giá hàng nghìn tỷ USD; song nếu thất bại, bánh mì kẹp thịt giả chay nhiều chất béo sẽ vẫn là sự lựa chọn thay thế tốt nhất trong một thời gian dài.

Được biết, tế bào bất tử đã được sử dụng trong các nghiên cứu y học từ đầu những năm 1950, khi dòng tế bào bất tử đầu tiên của một phụ nữ bị ung thư tên Henrietta Lacks được nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm. Lacks sau đó được nhiều người coi là nạn nhân của y đức vì các tế bào của cô bị lấy đi mà không hề có sự xin phép.

Ngày nay, một số loại vaccine cũng được phát triển bằng cách sử dụng tế bào bất tử của con người. Quá trình này rất giống với việc làm thịt nuôi cấy. Chúng được nuôi trong lò phản ứng sinh học để rồi cuối cùng tạo ra khối tế bào nặng hàng nghìn pound.

Theo: Bloomberg

Xem thêm:

Tin liên quan

Một thứ tưởng vứt đi, Ấn Độ mỗi năm bán được 440.000 tấn cho Hà Lan, Việt Nam cũng có thể thu lợi tỷ đô

Link nội dung: https://kenhkinhte.vn/con-ac-mong-cua-cac-cong-ty-thit-nhan-tao-tinh-san-xuat-20000kg-thitnam-nhung-moi-thang-chi-ban-duoc-4-lang-su-dung-loai-te-bao-co-the-gay-ung-thu-a7320.html