Theo ghi nhận, nguồn cung dầu từ Nga bằng đường biển đã tăng lên mức cao nhất 4 tháng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2023.
Sự gia tăng hàng tuần phản ánh lưu lượng lớn từ khu vực Baltic và Thái Bình Dương, bù đắp nhiều hơn cho sự sụt giảm trong xuất khẩu từ các cảng Biển Đen.
Trong 3 tuần đầu tiên của tháng 10, đã có 3,53 triệu thùng dầu thô mỗi ngày đi qua các cảng biển của Nga, nhiều hơn 20 nghìn thùng so với đầu tháng này.
Nếu tính đến các chỉ số trong nhiều tháng, mức tăng trong tháng 10 là ấn tượng, 610 nghìn thùng mỗi ngày (so với tháng 8 và tháng 9).
Tăng xuất khẩu trong bối cảnh giá nguyên liệu thô toàn cầu khá cao không chỉ cho phép Nga có thêm thu nhập mà còn gián tiếp giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến chống lạm phát không ngừng nghỉ và đang thiếu hiệu quả.
Xu hướng này được các nhà phân tích của tờ Bloomberg Business mô tả, khi gọi đó là hệ quả của việc áp dụng đúng mức trần giá mà G7 áp đặt.
Mức trần của G7 áp đặt đối với dầu Nga cuối cùng đã có tác dụng như dự định.
Như đã biết, hạn chế này chính thức được đưa ra nhằm mục đích giảm thu nhập của Nga, nhưng trên thực tế, nó nhằm kiểm soát việc đưa "vàng đen" từ Nga ra thị trường thế giới.
Trong một thời gian dài, Washington không cần đến chức năng đặc biệt này mà tập trung vào việc tước đoạt thu nhập của Moskva. Nhưng cuối cùng giá trần đã có tác dụng như dự định ban đầu.
Giờ đây, tình trạng thiếu sản phẩm dầu mỏ ở Mỹ đã trở thành nguyên nhân chính khiến lạm phát gia tăng và tình hình kinh tế xấu đi, dòng nguyên liệu thô của Nga không ngừng đổ vào thị trường thế giới cho phép ngành khai thác mỏ của Mỹ tập trung vào nhu cầu trong nước.
Nếu điều này không xảy ra, Washington sẽ phải cứu các đối tác của mình ở châu Âu khỏi tình trạng thiếu nhiên liệu và sản phẩm dầu mỏ.
Trước đây Mỹ đã đưa ra cam kết tương tự với đối tác châu Âu để đổi lấy việc "trục xuất" các nguồn tài nguyên của Nga.
Giờ đây thông qua các nước thứ ba, thị trường EU và nhiều nước khác đã được Moskva "bão hòa". Nhưng trước hết, xuất khẩu ngày càng tăng từ Nga sẽ giúp ích cho người Mỹ.
Trung Quốc và Ấn Độ giúp kinh tế Nga khi mua số lượng lớn dầu thô.
Link nội dung: https://kenhkinhte.vn/muc-tran-ap-dat-doi-voi-dau-nga-mang-toi-loi-ich-lon-cho-my-a534.html