Máy giặt có nút giúp tiết kiệm thời gian phơi quần áo: Quen thuộc nhưng nhiều người chưa biết dùng đúng

Trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp người dùng phải bối rối khi sử dụng tính năng tưởng như đã rất quen thuộc này trên máy giặt.

• Không phải máy giặt nào cũng ký hiệu tính năng vắt là "VẮT"
• Ở một số loại máy giặt, còn có thể điều chỉnh thời gian vắt quần áo
• Tính năng vắt của máy giặt gặp vấn đề do nhiều nguyên nhân

Nhắc đến những thiết bị quen thuộc trong các gia đình hiện nay, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên máy giặt. Thiết bị giúp con người tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc giặt giũ, đồng thời giúp quần áo, trang phục cũng được làm sạch tối ưu, triệt để hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng mọi tính năng, nút bấm thông minh trên 1 chiếc máy giặt. Vẫn có nhiều tình huống diễn ra trong đời sống hàng ngày khiến người dùng phải bối rối trước chính chiếc máy giặt nhà mình.

Ví dụ như tính năng sau đây, được đánh giá là vô cùng quen thuộc và đem lại tác dụng tiết kiệm thời gian phơi quần áo cho người dùng, đặc biệt vào những ngày mưa - tính năng vắt. Đây là một trong những tính năng cơ bản và quan trọng nhất trên máy giặt. Song vẫn nhiều người dùng gặp phải trường hợp máy giặt không vắt, vắt không khô quần áo, thậm chí đang vắt thì đột ngột dừng lại.

Máy giặt có nút giúp tiết kiệm thời gian phơi quần áo: Quen thuộc nhưng nhiều người chưa biết dùng đúng- Ảnh 1.

Tính năng vắt của máy giặt dù quen thuộc song không phải ai cũng biết cách dùng đúng (Ảnh minh hoạ)

Nếu không tìm ra nguyên nhân xảy ra sự cố và khắc phục kịp thời, cũng như sử dụng đúng tính năng này, người dùng có thể đối mặt với các nguy cơ sau đây:

- Bất tiện trong quá trình sử dụng máy giặt

- Hao tốn nhiều điện năng mà công việc không đạt hiệu quả

- Quần áo không khô, tiềm ẩn xuất hiện mùi hôi, vi khuẩn

- Gây hư hại cho thiết bị, thậm chí là chập, cháy nguy hiểm

Vì những lý do trên, người dùng cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tính năng vắt trên máy giặt. Hiện nay, ở tuỳ từng loại máy giặt sẽ có những cách dùng đúng tính năng này khác nhau.

Các kiểu tính năng vắt trên máy giặt

Nhiều người dùng mặc định tính năng vắt trên máy giặt sẽ được ký hiệu đơn giản là VẮT. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, nhiều loại máy giặt hiện đại đến từ các thương hiệu lớn còn nhiều "lệnh" hơn thế, thể hiện nhiều mức độ vắt của thiết bị. Dưới đây là một số ví dụ được Cleanpedia - chuyên trang của Unilever đưa ra.

- Spin: Tính năng yêu cầu máy giặt chỉ vắt, không xả hay giặt

- Rinse+: Tính năng yêu cầu máy giặt chỉ chạy 1 lần vắt sau khi giặt, xả quần áo xong

- Rinse++: Tính năng yêu cầu máy giặt thực hiện 2 lần vắt

- Rinse++hold: Tính năng yêu cầu máy giặt thực hiện 2 lần vắt, tuy nhiên giữa 2 lần sẽ có quãng dừng. Ở quãng dừng này, người dùng không thể cho thêm quần áo. Nếu muốn cho thêm, bắt buộc vẫn phải ấn nút tạm dừng cả thiết bị.

Máy giặt có nút giúp tiết kiệm thời gian phơi quần áo: Quen thuộc nhưng nhiều người chưa biết dùng đúng- Ảnh 2.

Máy giặt có nút giúp tiết kiệm thời gian phơi quần áo: Quen thuộc nhưng nhiều người chưa biết dùng đúng- Ảnh 3.

Trên nhiều loại máy giặt, tính năng vắt còn được ký hiệu bằng rất nhiều lệnh khác nhau (Ảnh minh hoạ)

- Cyclone dry: Tính năng vặt cực khô. Quần áo sẽ đạt đến độ ráo nước, khô gần như tuyệt đối bởi lực quay mạnh của lồng máy giặt. Song người dùng không nên lạm dụng tính năng này bởi vắt mạnh đồng nghĩa với việc chất lượng quần áo có thể bị ảnh hưởng.

- Air Turbo: Vắt và thổi gió làm khô quần áo song song.

Ngoài lựa chọn đúng chế độ vắt sao cho phù hợp với nhu cầu, ở nhiều loại máy giặt người dùng còn có thể lựa chọn thời gian vắt từ 15 phút lên tới 90 phút.

Xác định vấn đề xảy ra với tính năng vắt của máy giặt

Quay lại các vấn đề thường xảy ra với tính năng vắt của máy giặt như: Máy giặt không vắt, vắt không khô quần áo, hay đang vắt thì đột ngột dừng lại, dưới đây cũng là một số nguyên nhân phổ biến, quen thuộc, được các chuyên gia chỉ ra. Từ đó, người dùng có thể nắm được, xác định và đưa ra phương án xử lý kịp thời với thiết bị.

1. Tắc ống thoát nước

Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra đó là đường ống thoát nước của máy giặt đang gặp vấn đề, bị tắc nghẽn bởi các vật thể lạ hoặc bụi, xơ vải từ quần áo sau thời gian dài sử dụng. Tình trạng này khiến cho máy giặt không thể xả hết nước và xà phòng còn lại bên trong lồng giặt, từ đó không thể thực hiện công việc vắt.

Máy giặt có nút giúp tiết kiệm thời gian phơi quần áo: Quen thuộc nhưng nhiều người chưa biết dùng đúng- Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng người dùng nên tiến hành kiểm tra và vệ sinh đường ống thoát nước định kỳ, tuỳ theo tần suất sử dụng máy giặt. Khoảng thời gian lý tưởng nên khoảng 1-2 tháng/lần

2. Hỏng van xả nước

Khá tương tự với trường hợp tắc ống thoát nước đó là hỏng van xả nước của máy giặt. Bộ phận có thể bị gấp khúc, bị kẹt hoặc bị đứt, gãy... Khi tình huống này xảy ra, nước và xà phòng bên trong máy giặt cũng không được xả hết hoàn toàn, từ đó máy giặt không thể thực hiện chu trình vắt.

Máy giặt có nút giúp tiết kiệm thời gian phơi quần áo: Quen thuộc nhưng nhiều người chưa biết dùng đúng- Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ

3. Vị trí đặt máy giặt không bằng phẳng

Khi thực hiện quá trình vắt, máy giặt không tránh khỏi tình trạng rung lắc mạnh. Tuy nhiên ở một số loại máy giặt hiện đại, thiết bị sẽ tự động cảm biết độ bằng phẳng của bề mặt. Nếu không đủ bằng phẳng và tính an toàn thì chu trình vắt sẽ không thể vận hành.

4. Máy giặt chưa được đóng kín

Nhằm bảo vệ an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, các nhà sản xuất chỉ cho phép máy vắt khi cửa đã được đóng kín. Vì vậy máy giặt không vắt cũng có thể là do máy chưa được đóng nắp an toàn tuyệt đối.

Máy giặt có nút giúp tiết kiệm thời gian phơi quần áo: Quen thuộc nhưng nhiều người chưa biết dùng đúng- Ảnh 6.

Ảnh minh hoạ

5. Mạch điều khiển máy giặt bị lỗi

Máy giặt bị lỗii mạch điều khiển cũng là nguyên nhân dẫn tới các tính năng bị tạm ngưng hoạt động hoặc hoạt động không được hiệu quả, trong đó có tình huống máy không thể vắt hoặc đang vắt thì tạm ngưng.

Nguyên nhân này người dùng bắt buộc phải nhờ tới sự giúp đỡ của các thợ sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa. Không nên tự ý thực hiện tại nhà bởi có thể tiềm ẩn rủi ro xảy ra sự cố.

Link nội dung: https://kenhkinhte.vn/may-giat-co-nut-giup-tiet-kiem-thoi-gian-phoi-quan-ao-quen-thuoc-nhung-nhieu-nguoi-chua-biet-dung-dung-a34903.html