Người dùng Việt Nam không còn lo thông tin bị phát tán trên web đen bởi tính năng bảo mật nâng cao miễn phí từ Google

Google thông báo dịch vụ quản lý web đen (dark-web) sẽ được cung cấp miễn phí cho người dùng tại Việt Nam

Google cho biết, ngày càng nhiều các vụ vi phạm dữ liệu nghiêm trọng, việc theo dõi mức độ thông tin cá nhân của người dùng bị phát tán rộng rãi trên web đen (dark-web). 

Theo đó, một khi dữ liệu của một cá nhân được rao bán trên web tối, rất khó để xoá đi dữ liệu đó. Những thông tin trên dark web có thể là bất hợp pháp, thậm chí là gây nguy hiểm. Và mới đây, trang Wired đã có một bản báo cáo tiết lộ sự thật động trời, đó là có đến 1,2 tỉ người đã bị lộ thông tin tại thế giới ngầm này.

Chính vì vậy, Google thông báo dịch vụ quản lý web đen (dark-web) sẽ được cung cấp miễn phí cho người dùng tại 46 quốc gia. 

Trang hỗ trợ của Google cho thấy, người dùng tại Việt Nam cũng sẽ được sử dụng tính năng này. Trước đó, quản lý web đen từng là tính năng trả phí, chỉ có sẵn với người dùng đăng ký thành viên Google One.

Tính năng báo cáo web đen sử dụng thuật toán để quét các đường dẫn kỹ thuật số, từ đó xác định thông tin cá nhân người dùng có bị rò rỉ hay không và sau đó xoá các kết quả chứa thông tin cá nhân khỏi kết quả tìm kiếm. Dữ liệu này bao gồm thông tin như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại và tài khoản thư điện tử.

Google cho biết tính năng này được đặt tại trang "Result about you” khi người dùng truy cập địa chỉ myactivity.google.com.

Đây được coi là tính năng hữu ích cần có, đặc biệt trong hiện trạng đánh cắp dữ liệu cá nhân tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Theo thống kê của công ty An ninh mạng Viettel (VCS), trong năm 2023 có tới hơn 10.500 tài khoản ở lĩnh vực bán lẻ, gần 26.700 tài khoản trong lĩnh vực sản xuất, hơn 11.600 tài khoản trong lĩnh vực giáo dục và gần 30.500 tài khoản trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã bị xâm nhập và đánh cắp, tăng 200% so với năm 2022 và có nguy cơ gây thiệt hại lên đến 16,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, số liệu trên được trích từ Báo cáo chi phí xâm phạm dữ liệu (IBM Cost of Data Breach Report). Phân tích 533 vụ xâm phạm dữ liệu tại 16 quốc gia và 17 ngành công nghiệp của IBM cho thấy chi phí trung bình của các sự cố này lập kỷ lục vào năm 2023.

Một trong những vụ xâm phạm dữ liệu nghiêm trọng nhất xảy ra vào đầu năm 2023. Trong tuần đầu tiên của tháng Giêng, T-Mobile phát hiện ra hoạt động độc hại từ tội phạm mạng. Những kẻ tấn công đã sử dụng API để đánh cắp dữ liệu từ ngày 22/11/2022.

photo-1720756064207

Với gần hai tháng thu thập dữ liệu, tin tặc có thể truy cập tên, email và ngày sinh của hơn 37 triệu khách hàng.

Vụ tấn công đầu năm 2023 này là lần thứ tám T-Mobile trở thành mục tiêu của tội phạm mạng từ năm 2018. Đến tháng 5, T-Mobile phải đối mặt với một vụ xâm phạm khác. Dù chỉ ảnh hưởng đến khoảng 800 khách hàng, hãng viễn thông Mỹ đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD để khắc phục.

Để bảo vệ thông tin khỏi phần mềm độc hại đánh cắp dữ liệu, người dùng nên sử dụng giải pháp bảo mật toàn diện cho mọi thiết bị. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm và cảnh báo họ về những mối nguy hiểm, chẳng hạn như các trang web đáng ngờ hoặc email lừa đảo có thể là nguồn lây nhiễm. 

Dark Web (hay còn gọi là Deep Web) là một phần của Internet không thể được truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm thông thường như Google, Bing, hay Yahoo. Dark Web bao gồm các trang web, tài liệu, và tài nguyên trên Internet không được công khai và không có địa chỉ IP công cộng. Truy cập vào Dark Web yêu cầu sử dụng các phần mềm đặc biệt và kỹ thuật bảo mật đặc biệt để giấu danh tính và vị trí của người dùng.

Trên Dark Web, có những trang web có tính chất vô hại như các diễn đàn thảo luận, nhóm nghiên cứu, nhưng cũng có thể tồn tại một số hoạt động bất hợp pháp hoặc nguy hiểm như buôn bán vũ khí, ma túy, dữ liệu đánh cắp, tấn công mạng, và các hoạt động vi phạm luật pháp khác.

Link nội dung: https://kenhkinhte.vn/nguoi-dung-viet-nam-khong-con-lo-thong-tin-bi-phat-tan-tren-web-den-boi-tinh-nang-bao-mat-nang-cao-mien-phi-tu-google-a33417.html