41 giếng khoan sâu 8.000m báo tin trúng đậm vì biến nước hóa lửa, bản đồ kho báu mở rộng gấp đôi, công nghệ cao xuất hiện

Kho báu sâu hơn 8.000m được hút lên bằng công nghệ cao.

41 giếng khoan sâu 8.000m báo tin trúng đậm vì biến nước hóa lửa, bản đồ kho báu mở rộng gấp đôi, công nghệ cao xuất hiện- Ảnh 1.

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec phát hiện mỏ dầu có trữ lượng 1,7 tỷ tấn trong quá trình thăm dò ở mỏ dầu khí Shunbei tại lưu vực Tarim, Tân Cương, tây bắc Trung Quốc vào năm 2022.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, ông Lin Boqiang cho biết, trữ lượng 1,7 tỷ tấn có thể đáp ứng nhu cầu dầu trong nước khoảng hai năm, vì Trung Quốc thường sử dụng khoảng 800 triệu tấn dầu mỗi năm. Hơn nữa, ông Lin cho rằng trữ lượng dầu khí từ lưu vực này có thể đáp ứng nhu cầu của đất nước trong 10 năm tới.

Chương trình thăm dò đầu tiên bao gồm 41 giếng khoan ở độ sâu hơn 8.000m. Ngay khi 41 giếng khoan này thấy dấu vết của dầu khí, dung dịch này rất dễ cháy khi gặp lửa hoặc ở nhiệt độ cao, chính vì vậy khu vực thăm dò khoáng sản thuộc lưu vực Tarim luôn được kiểm tra nghiêm ngặt.

Sau đó, Trung Quốc tiến hành mở rộng quy mô thăm dò lên gấp đôi, thi công tiếp 76 giếng trong phạm vi 7.500 - 8.000m, và một giếng sâu 9.300m. Những giếng này được gọi là "Himalaya dưới lòng đất".

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec cho biết đã khai thác bốn mỏ dầu và khí đốt trên 100 triệu tấn mỗi mỏ ở lưu vực Tarim và đã đưa vào vận hành 15 giếng với sản lượng hàng ngày trên 1.000 tấn, ở độ sâu 8.000m.

Lưu vực Tarim có trữ lượng dầu và khí đốt dồi dào. Các nguồn tài nguyên dầu và khí tự nhiên nằm dưới lòng đất từ 6.000 đến 10.000 mét trong lưu vực này lần lượt chiếm 83,2% và 63,9% trong tổng trữ lượng dầu và khí tự nhiên của Trung Quốc.

Tính đến năm 2023, Trung Quốc đã khoan 120 giếng sâu hơn 8.000m ở khu vực lòng chảo Tarim. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nơi khó thăm dò nhất Trung Quốc, một phần vì trữ lượng dầu khí nằm ở độ sâu 6.000 - 10.000m dưới lòng đất.

Để vượt qua các điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất cao ở độ sâu hơn 9.000m, Tập đoàn dầu khí Trung Quốc đã cải tiến công nghệ khoan, đưa Trung Quốc trở thành một trong số ít những quốc gia trên thế giới có khả năng khoan giếng sâu 10.000m.

Về công nghệ khoan giếng thăm dò mới, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ khoan giếng tự động siêu sâu hàng đầu thế giới kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán thông minh để phát triển một mô hình địa chất ba chiều với độ phân giải cao. Từ đó, các kỹ sư sẽ thu nhận được thông tin địa chất gồm cấu trúc, tính chất và thành phần đá.

Đặc biệt, công nghệ AI giúp trích xuất dữ liệu lõi từ các độ sâu khác nhau để phân tích và thử nghiệm. Các thông tin được truyền về hệ thống phân tích trung tâm giúp các kỹ sư điều chỉnh dự đoán và đưa ra phương hướng tiếp theo cho dự án thăm dò khoáng sản.

Cùng với đó, hệ thống khoan thông minh, được dẫn đường bởi công nghệ định vị mục tiêu 3D đóng vai trò là cơ quan trung tâm để điều khiển nhiều công cụ khác nhau. Tất cả công cụ, thiết bị được phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ khoan một cách chính xác.

Song song với đó, các phương tiện hỗ trợ tiên tiến như xe vận chuyển không người lái, robot giám sát công trường…, hay các công tác vận hành trên công trường được chuẩn hóa và có trật tự, vật liệu được xếp chồng lên nhau an toàn, hợp lý, công tác quản lý thi công được thực hiện thông suốt và xuyên suốt.

Hơn nữa, các cảm biến thông minh giám sát các vấn đề như tích tụ khí và mức độ ngập nước hoặc thông gió trong khi camera chụp ảnh thời gian thực được thuật toán trí tuệ nhân tạo phân tích. Cảnh báo sẽ tự động phát nếu các thông số của thiết bị đạt đến mức nguy hiểm hoặc phát hiện thấy hành vi của con người gây mất an toàn.

Ngoài ra, Ông Liu Lei, Phó giám đốc Viện nghiên cứu kỹ thuật xăng dầu Sinopec, cho biết: "Các thế hệ công nhân trước đây thường sử dụng mũi khoan chóp xoay nhằm phá vỡ địa tầng. Phương pháp này vừa không hiệu quả vừa rút ngắn tuổi thọ của máy móc. Do đó, để giải quyết vấn đề khi khoan giếng siêu sâu, các phòng ban của Sinopec đã đồng phát triển mũi khoan kim cương, có các răng làm từ kim cương nhân tạo đặt trên mũi khoan".

Theo Wang Long, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Dầu khí Sinopec, thông qua sáng tạo và thảo luận lên ý tưởng, Trung Quốc đã phát triển công nghệ tiên tiến để thiết kế các hệ thống khoan, vận hành và hỗ trợ chúng ở môi trường sâu và phức tạp, đánh dấu bước đột phá trong các công nghệ then chốt.

Nhờ vào công nghệ mới, thời gian khoan ba năm trước là 280 ngày, hiện giảm xuống chỉ còn 97 ngày và độ chính xác khi khoan tăng từ 60% lên hơn 90%, ông Wang Long cho biết.


Link nội dung: https://kenhkinhte.vn/41-gieng-khoan-sau-8000m-bao-tin-trung-dam-vi-bien-nuoc-hoa-lua-ban-do-kho-bau-mo-rong-gap-doi-cong-nghe-cao-xuat-hien-a25621.html