Khám phá vùng đất của nắng và gió, lượng mưa ít nhất Việt Nam "biến hình" không tưởng trong tương lai

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mới đây, tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, quy hoạch tỉnh Ninh Thuận có tầm nhìn chiến lược phát triển "Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt". Đến năm 2050 Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Quy hoạch tỉnh hiện chưa có bản thiết kế chi tiết. Dưới đây là viễn cảnh phát triển của tỉnh Ninh Thuận trong tương lai được ứng dụng AI ChatGPT sáng tạo ra

Khám phá vùng đất của nắng và gió, lượng mưa ít nhất Việt Nam

Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm trong tương lai được định hướng phát triển là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao của Tỉnh Ninh Thuận, là đô thị trung tâm của Tỉnh phát triển theo định hướng phát triển bền vững, xanh và thông minh.

Khám phá vùng đất của nắng và gió, lượng mưa ít nhất Việt Nam

Ninh Thuận định hướng phát triển và tổ chức không gian các khu đô thị du lịch và các khu chức năng phù hợp với định hướng phát triển của các đô thị ven biển.

Khám phá vùng đất của nắng và gió, lượng mưa ít nhất Việt Nam

Khám phá vùng đất của nắng và gió, lượng mưa ít nhất Việt Nam

Tại các đô thị chú trọng phát triển các loại hình trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tổng hợp; các trung tâm hội chợ - triển lãm. Bên cạnh đó phát triển các đường phố thương mại vừa hiện đại vừa mang bản sắc văn hóa kinh doanh truyền thống tại một số nơi như TP Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Thuận Nam, huyện Ninh Sơn, Thuận Nam... Tại khu vực nông thôn, nâng cấp và mở rộng mạng lưới chợ bán lẻ ở địa bàn các xã.

Vùng đất

Về phát triển kết cấu hạ tầng, Ninh Thuận sẽ đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng các chỉ tiêu đối với từng đô thị trong tỉnh. Hoàn thành xây dựng cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh. Nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới quốc lộ bảo đảm kết nối, đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III trở lên. Nâng cấp, mở rộng mạng lưới đường tỉnh đạt tối thiểu cấp IV trở lên; 100% tuyến đường tỉnh, đường địa phương được thảm bê tông nhựa hoặc láng nhựa, bê tông xi măng.

Vùng đất

Phát triển hệ thống cảng biển Ninh Thuận, gồm khu bến Cà Ná và khu bến Ninh Chữ là cảng tổng hợp quốc gia, đóng vai trò đầu mối khu vực với chức năng bến cảng tổng hợp, hàng rời, hàng container, hàng lỏng/khí. Bên cạnh đó là cảng cạn Cà Ná, Lợi Hải, cung cấp các dịch vụ cảng cạn phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại các khu công nghiệp của tỉnh ở phía Bắc, Nam, phân phối hàng hóa nhập khẩu cho khu vực và vùng lân cận.

Vùng đất

Ngoài ra, Ninh Thuận còn có quy hoạch phát triển tuyến đường sắt nối từ cảng tổng hợp Cà Ná đến ga Cà Ná nhằm phát triển vận tải đa phương thức trên địa bàn tỉnh, khổ 1.000mm.

Vùng đất

Ninh Thuận được ví là vùng đất “nắng như rang, gió như phan” bởi lượng mưa ít nhất cả nước. Thêm vào đó, đây cũng là một trong những tỉnh có thời gian nắng nhiều nhất cả nước. Ninh Thuận có tiềm năng, lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Chính vì vậy, Ninh Thuận có phương hướng phát triển ngành năng lượng, năng lượng tái tạo với kế hoạch đến năm 2030 chiếm tỷ trọng khoảng 12% GRDP của tỉnh. Trong đó tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên nắng, gió để phát triển điện mặt trời, điện gió ven bờ, điện gió ngoài khơi, điện khí LNG...

Khám phá vùng đất của nắng và gió, lượng mưa ít nhất Việt Nam

Về hàng không, Ninh Thuận định hướng phát triển sân bay đảm bảo tuân thủ theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đó. Trong đó có quy hoạch đầu tư phát triển sân bay Thành Sơn thành cảng hàng không quốc nội để khai thác lưỡng dụng, quy mô sân bay cấp 4C ở Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm.

Vùng đất

Tỉnh cũng xây dựng các bãi đỗ xe công cộng trong khu vực trung tâm các huyện, thành phố và tại vị trí các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, khu hành chính. Đồng thời, xây dựng các chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe công cộng tại các địa phương.

Vùng đất

Theo quy hoạch, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục triển khai các khu du lịch nghỉ dưỡng, thương mại, vui chơi, giải trí, thể thao, khu đô thị sinh thái cao cấp, sân gôn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại các huyện và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2030, du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh, trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, có năng lực cạnh tranh cao so với khu vực và cả nước. Phát triển theo hướng "Bền vững – Chất lượng cao - Độc đáo".

Khám phá vùng đất của nắng và gió, lượng mưa ít nhất Việt Nam

Thu hút đầu tư phát triển các khu dịch vụ tổng hợp, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, sân gôn mới tại các huyện và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khi tỉnh được bổ sung chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Khám phá vùng đất của nắng và gió, lượng mưa ít nhất Việt Nam

Khám phá vùng đất của nắng và gió, lượng mưa ít nhất Việt Nam

Tỉnh Ninh Thuận cũng có phương hướng phát triển tập trung vào các khu vực dọc theo dải ven biển làm động lực với các lợi thế tiềm năng hiện có như vịnh, bãi tắm. Ngoài ra cũng ưu tiên chú trọng các khu vực đặc thù khác như: các cồn cát, khu vực sản xuất muối theo định hướng sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo, khác biệt. Tạo dựng các liên kết phát triển du lịch nội vùng và liên vùng, đặc biệt là liên kết giữa Nha Trang - Đà Lạt - Ninh Thuận, trong đó phát triển Ninh Thuận là một trong những điểm đến quan trọng trong vùng. 

Vùng đất

Ngành nông nghiệp của tỉnh cũng sẽ hướng tới ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, đồng bộ, năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế cao, thân thiện môi trường, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu. Ưu tiên phát triển tại các khu vực, gồm: huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam với các vùng sản xuất tôm giống; các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái với các vùng sản xuất rau, cây ăn quả, nho, sản xuất mía đường.

Link nội dung: https://kenhkinhte.vn/kham-pha-vung-dat-cua-nang-va-gio-luong-mua-it-nhat-viet-nam-bien-hinh-khong-tuong-trong-tuong-lai-a24375.html