Bỏ học Stanford để khởi nghiệp, đôi bạn thân trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhờ 5 BÍ QUYẾT 'nhỏ nhưng có võ'

Câu chuyện khởi nghiệp ấn tượng của đôi bạn Pedro và Henrique khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Trong khi các bạn đồng trang lứa còn chơi búp bê, nghịch ô tô thì 2 thần đồng người Brazil là Pedro và Henrique lại có một sở thích khác lạ là học viết mã code.

Pedro nổi tiếng là thiên tài tạo ra phần mềm trợ lý ảo Siri của Apple bằng tiếng Bồ Đào Nha. Không kém cạnh với Pedro, Henrique 12 tuổi đã tự phát triển thành công ra trò chơi điện tử cho riêng mình. Pedro và Henrique chính là những thiên tài công nghệ và kinh doanh.

Năm 16 tuổi, đôi bạn đã cùng nhau thành lập công ty Pagar hoạt động trong lĩnh vực thanh toán. Và chỉ 3 năm đầu, họ đã mang về lợi nhuận ấn tượng với khối lượng giao dịch của công ty hàng năm lên tới 1,5 tỷ USD.

Sau đó, cả 2 được nhận vào Đại học Stanford (trường Đại học được đánh giá là cái nôi đào tạo nhân tài hàng đầu của Mỹ). Tuy nhiên, họ chỉ học 8 tháng và cảm thấy quá lãng phí thời gian nên quyết định cùng nhau bỏ học, tiếp tục công việc kinh doanh.

Pedro và Henrique lại cùng nhau sáng lập Brex (công ty công nghệ và dịch vụ tài chính của Mỹ cung cấp thẻ tín dụng kinh doanh và tài khoản quản lý tiền mặt cho các công ty công nghệ) vào năm 2017. Và chỉ sau 2 năm hoạt động, Pedro và Henrique đã đưa công ty phát triển nhanh chóng, được định giá 2,6 tỷ USD. Sự kiện này giúp cả 2 được ghi tên vào Top 30

Pedro và Henrique đều là người mạo hiểm, biết nắm bắt cơ hội.

3. Phải linh hoạt và thay đổi theo xu thế

Ba tuần sau khi cả 2 thành lập công ty dịch vụ thẻ tín dụng Brex, Pedro và Henrique đã nhận ra bản thân chưa đủ hiểu về thị trường Mỹ và họ phải chuyển đổi để phát triển. Và chỉ sau 2 năm bắt nhịp cùng xu thế, linh hoạt theo thị trường mà công ty của họ đã phát triển vững mạnh.

Bài học mà mỗi chúng ta nhận được là sự linh hoạt, thích ứng với môi trường, thị trường. Để thành công, sự nhanh nhạy đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cần không ngừng học hỏi, nghiên cứu để nâng cao năng lực, nhằm thích nghi với sự biến động.

4. Xây dựng mạng lưới vững mạnh

Dựa vào những kinh nghiệm thực tế từ việc kinh doanh thanh toán trực tuyến ở Brazil mà sau khi nhận được khoản đầu tư đầu tiên, Pedro và Henrique đã bắt đầu chuyển đổi kinh doanh thanh toán sang phiên bản Mỹ.

Hơn nữa, họ cùng xây dựng một mạng lưới ngành rộng, hợp tác với nhiều nhà đầu tư và các công ty mạo hiểm để mở rộng mối quan hệ, tiện cho việc huy động vốn khi cần.

Bỏ học Stanford để khởi nghiệp, đôi bạn thân trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhờ 5 BÍ QUYẾT nhỏ nhưng có võ - Ảnh 4.

5. Phải có vốn hóa cao

Việc gây quỹ là vấn đề khó khăn với nhiều doanh nhân trẻ. Và điều này cũng không ngoại lệ với Pedro và Henrique. Nhưng để đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh thanh toán, Pedro và Henrique nhận ra công ty rất cần phải có vốn hóa cao.

Vậy nên, Brex cần có các số liệu tăng trưởng để chứng minh cho khả năng của mình. Theo Bloomberg, doanh thu hàng tháng của công ty đã tăng gấp 6 lần trong các vòng cấp vốn Series C vào tháng 10 năm 2018 và Series C-2 vào tháng 6 năm 2019.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của công ty dưới sự lãnh đạo của Pedro và Henrik đã chứng minh cho tài kinh doanh, tầm nhìn xa trông rộng của 2 CEO trẻ tại Thung lũng Silicon.

Xem thêm:

Tin liên quan

"Cây tỷ đô" của Việt Nam liên tục được Ấn Độ đổ tiền mua, xuất khẩu tăng mạnh gần 300% trong 9 tháng đầu năm

Link nội dung: https://kenhkinhte.vn/bo-hoc-stanford-de-khoi-nghiep-doi-ban-than-tro-thanh-ty-phu-tre-tuoi-nho-5-bi-quyet-nho-nhung-co-vo-a2328.html