Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN thành lập năm 1998 với tiền thân là Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình Dương, hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Bước sang năm 2006, Tập đoàn PAN chính thức niêm yết với mã chứng khoán PAN tại HNX vào năm 2006 rồi chuyển sang sàn HoSE vào năm 2010.
Kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán, Tập đoàn PAN đã liên tiếp tăng vốn điều lệ. Cụ thể, sau gần 20 năm trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp đã tăng vốn điều lệ từ 115 tỷ đồng tại tháng 2/2010 lên 2.163 tỷ đồng tại tháng 12/2023, tương đương tăng 18 lần.
Với mục tiêu duy trì những ngành kinh doanh bao gồm nông nghiệp, thuỷ sản, thực phẩm đến nay Tập đoàn PAN là công ty mẹ đầu tư hàng loạt công ty con, công ty liên kết như: CTCP Tập đoàn Giống Cây Trồng Việt Nam (Vinaseed), CTCP Khử trùng Việt Nam (VFC), CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), CTCP Bibica (BBC), CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco), CTCP xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre (Aquatex Bentre), CTCP Thuỷ sản 584 Nha Trang,…
Hàng nghìn tỷ đồng đầu tư chứng chỉ tiền gửi
Về bức tranh tài chính của công ty, giai đoạn từ 2014-2018, Tập đoàn PAN kinh doanh ổn định với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm. Kết quả, năm 2018, doanh thu của PAN đạt 7.828 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 567 tỷ đồng; tăng lần lượt 7 lần và 3,5 lần cùng kỳ năm 2024.
Giai đoạn sau khi rút hoàn toàn khỏi mảng vệ sinh công nghiệp vào năm 2018, tình hình kinh doanh của Tập đoàn PAN ghi nhận nhiều biến động, lợi nhuận của công ty liên tục đi sụt giảm trong năm 2019 và 2020, bất chấp doanh thu gần như đi ngang. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của công ty vào năm 2020 là 333 tỷ đồng, giảm 41% so với năm 2018.
Bước sang giai đoạn từ 2021-2023, công ty dần Tập đoàn PAN liên tiếp ghi nhận tín hiệu tích cực. Theo đó, doanh thu tuần của công ty ghi nhận tăng 2,5 lần từ 9.248 tỷ đồng vào năm 2021 lên 13.655 tỷ đồng vào năm 2022, sau đó sụt giảm nhẹ xuống 13.204 tỷ đồng vào cuối năm 2023.
Đáng chú ý, năm 2023, công ty báo lãi tăng vọt với 817 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử sản xuất kinh doanh của PAN.
Cụ thể hơn về tình hình tài chính của công ty, tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Tập đoàn PAN ở mức 20.188 tỷ đồng, tăng 25% so với số đầu năm. Trong đó, chiếm phần lớn là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với 7.291 tỷ đồng.
Trong khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, mục chứng khoán kinh doanh trị giá 6.676 tỷ đồng, gấp 3 lần số đầu năm. Dự phòng giảm giá cho khoản đầu tư trên là 1,8 tỷ đồng, trong khi đầu kỳ ở mức 3,1 tỷ đồng.
Chi tiết hơn về khoản đầu tư trên, Tập đoàn PAN chi hơn 6 tỷ đồng đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết. Phần còn lại 6.670 tỷ đồng được công ty dành ra đầu tư chứng chỉ tiền gửi.
Đây là các khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng tại các ngân hàng thương mại và hưởng lãi suất từ 3,9%-6,5%/năm. Các chứng chỉ tiền gửi trên được thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn của PAN.
Ngoài ra, tập đoàn còn ghi nhận 2.018 tỷ đồng tổng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại.
Tính đến cuối năm 2023, nợ phải trả của PAN ở mức 11.844 tỷ đồng, tăng 44% so với số đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính đạt 8.982 tỷ đồng, chiếm phần 44% cơ cấu tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu với 8.379 tỷ đồng, đều là vay ngân hàng, còn 600 tỷ đồng là dư nợ trái phiếu.
Kịch bản kinh doanh thận trọng
Với bức tranh tài chính với nhiều điểm sáng trong năm 2023, Tập đoàn PAN dự kiến sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên kế hoạch năm 2024 với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 882 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện năm 2023. Công ty cũng đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 14.780 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể thấy, Tập đoàn PAN đặt ra kịch bản kinh doanh khá thận trọng trong bối cảnh thị trường được đánh giá có nhiều biến động, rủi ro về về lạm phát và biến đổi khí hậu,... được xác định là sẽ có ảnh hưởng lớn với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nếu xảy ra.
Theo báo cáo thường niên năm 2023, Tập đoàn PAN cho biết, năm 2024 được đánh giá tiếp tục là một năm nhiều thử thách cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi các điều kiện kinh tế vĩ mô như tỉ giá, lãi suất, tín dụng tiếp tục có những biến động khó lường, và có ảnh hưởng bất lợi tới mở rộng sản xuất kinh doanh.
Lạm phát và lãi suất ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU vẫn ở mức cao và do vậy nhu cầu tiêu dùng và đơn đặt hàng từ các thị trường này phục hồi chưa rõ nét. Trong khi đó thị trường nội địa cũng mới đang bước vào giai đoạn phục hồi sau hai năm 2022, 2023 nhiều khó khăn.
“Trong kịch bản tích cực hơn, chúng tôi kỳ vọng cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa sẽ có những bước phục hồi mạnh mẽ trong trong nửa cuối năm 2024, và có thể mang tới tăng trưởng cao hơn dự kiến cho các mảng kinh doanh của PAN”, Tập đoàn PAN kỳ vọng.
Link nội dung: https://kenhkinhte.vn/trinh-co-dong-ke-hoach-khiem-ton-tap-doan-pan-kinh-doanh-ra-sao-a22713.html